Google theo dõi thông tin cá nhân của bạn như thế nào?

Google's Latest Startup Report Indicates 7 Problem Areas in the ...

𝘚𝘶̛̉ 𝘥𝘶̣𝘯𝘨 𝘤𝘢́𝘤 𝘵𝘳𝘰̛̣ 𝘭𝘺́ 𝘢̉𝘰, đ𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘩𝘪̃𝘢 𝘣𝘢̣𝘯 𝘴𝘦̃ 𝘤𝘩𝘪𝘢 𝘴𝘦̉ 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘥𝘰̃𝘪 𝘵𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘯 𝘤𝘢́ 𝘯𝘩𝘢̂𝘯 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘤𝘢́𝘤 𝘩𝘢̃𝘯𝘨 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘩𝘦̣̂.

Điều mà bạn không ngờ rằng là chúng ta sẵn sàng đánh đổi quyền riêng tư để được giao tiếp với các trợ lý ảo mới lần lược ra đời. Để hiểu rõ hơn về việc này, chúng ta phải quay lại đầu những năm 2000, khi mọi người truy cập vào các sản phẩm của Google và thấy nhiều quảng cáo phù hợp với bản thân hơn, thì họ cũng đã cho phép Google lấy tất cả dữ liệu của họ.

Ngày nay, Google cung cấp cho các nhà quảng cáo rất nhiều dữ liệu cá nhân của người dùng để họ có thể gợi ý những sản phẩm mà bạn đang quan tâm.

Chưa bao giờ các nhà quảng cáo có nhiều cơ hội khai thác dữ liệu của bạn hơn bây giờ. Hiện tại, có hơn 40.000 lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google mỗi giây. Tính sơ sơ, thì có 3,5 tỷ lượt tìm kiếm  mỗi ngày và 1,2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm.

Những quy tắc bảo mật web bạn tuyệt đối không thể bỏ qua

Khi bạn tìm kiếm thứ gì đó trên Google, dữ liệu của bạn sẽ được chuyển đến trung tâm dữ liệu, nơi có tới 1.000 chiếc máy tính làm việc cùng nhau để lấy kết quả và gửi trả lại cho bạn. Toàn bộ quá trình này xảy ra trong chưa đầy một phần năm của một giây. Quá trình google theo dõi thông tin cá nhân để phục vụ các mục đích lâu dài về thương mại cũng như phục vụ người dùng.
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng, một quá trình khác thậm chí còn nhanh hơn  đang xảy ra và đó là bí ẩn đằng sau hậu trường của Google: Một cuộc đấu giá toàn cầu.

Google đã xây dựng hồ sơ công dân trên Internet

 Khi bạn sử dụng Google, Google cũng sử dụng bạn để xây dựng một hồ sơ công dân mạng dành riêng cho bạn.
Mọi thứ bạn tìm kiếm trên internet đều chức các từ khoá và các từ khoá bạn vừa nhập vào Google sẽ được các nhà quảng cáo dành giật khốc liệt. Các từ khóa này sẽ được Google dùng để  theo dõi thông tin cá nhân. Một cuộc đấu giá từ khóa diễn ra, nhà quảng cáo nào muốn hiển thị sản phẩm lên kết quả tìm kiếm của bạn, sẽ phải trả giá cho Google cao hơn so với hãng khác. Mồi nhà quảng cáo cung cấp một sản phẩm liên quan đến từ khoá mà bạn nhập với hy vọng bạn sẽ nhấp vào sản phẩm của họ.
Sau đã đấu tranh để được Google phát số thứ tự, các quảng cáo về sản phẩm đó sẽ lần lượt hiện lên đúng vị trí mà Google đã sắp xếp sẵn. Và bạn nghĩ cái giá để được ngồi ở vị trí đầu tiên là bao nhiêu?
Nói chung, bốn kết quả tìm kiếm được hiển thị đầu tiên là những quảng cáo phải trả tiền để được ngồi ở hàng ghế đó. Nếu bạn không biết điều này, thì bạn không đơn độc đâu. Bởi vì có hơn 50 phần trăm số người trong độ tuổi từ 18 đến 34 sẽ không nhận ra sự khác biệt giữa quảng cáo và các kết quả không phải trả tiền trên Google. Còn đối với những người trên 35 tuổi thì tỷ lệ đó thậm chí còn cao hơn. Để tối đa hoá tỷ lệ này, Google phải luôn thử nghiệm các thuật toán tìm kiếm mới, để cân bằng giữa quảng cáo với các kết quả không phải trả tiền tốt nhất.
Khi bạn nhấp vào quảng cáo, thông tin của bạn sẽ được chuyển đến các nhà quảng cáo công cụ tìm kiếm, nơi thông tin được lưu mãi mãi trong tài khoản AdWords, không bao giờ bị xoá.
Trong trường hợp bạn bắt đầu thấy hạnh phúc với mớ quảng cáo quá hợp ý mình, thì mình sẽ nói cho bạn một sự thật, chỉ cần vài tuần (thậm chí là vài ngày) Google sẽ có được danh sách tất cả mọi thứ họ biết về bạn, bao gồm:
  • Tuổi của bạn nè
  • Thu nhập nè
  • Giới tính nè
  • Tình trạng gia đình nè
  • Các mối quan hệ của bạn nè
  • Lịch sử duyệt web nè
  • Các thiết bị của bạn nè (điện thoại, máy tính bảng, PC, TV)
  • Địa chỉ vật lý nè
  • Tuổi của con bạn nè
  • Trình độ học vấn
  • Thời gian sử dụng Google
  • Ngôn ngữ đang nói
  • Các sự kiện lớn trong đời
  • Tình trạng nhà ở
  • Nhà mạng di động
  • Các từ khoá chính xác bạn tìm kiếm trên Google
  • Chủ đề của các trang web bạn truy cập
  • Các sản phẩm đã mua
  • Các sản phẩm bạn mém mua
  • Loại Wi-Fi đang sử dụng
  • Lịch sử cài đặt ứng dụng
  • Thời gian bạn dành cho một số ứng dụng nhất định
  • Hệ điều hành đang dùng
  • Nội dung email
  • Thời gian lướt web
  • Thậm chí còn biết bạn đang đi đâu nữa cơ
Chưa hết đâu, còn những thông tin mà Google đã cực công xây dựng cho hồ sơ công dân mạng của bạn nữa:

  • Lịch sử tìm kiếm bằng giọng nói
  • Các tìm kiếm bạn đã thực hiện
  • Các quảng cáo bạn đã thấy hoặc nhấp vào
  • Những nơi bạn đã từng ở trong năm ngoái
  • Mỗi tấm ảnh bạn lưu
  • Mỗi email bạn đã gửi
Vào năm 2019, chúng ta đã từng bước tiến đến gần hơn kỷ nguyên của các nhà quảng cáo công cụ tìm kiếm – đa chức năng. Khi công nghệ này được hiện thực hoá, quảng cáo có thể theo dõi người tìm kiếm hết sức trơn tru giống như các dây chuyền sản xuất vậy, không chỉ trên các kênh (truyền thông, giải trí, mạng xã hội, email, …) mà cả trên các thiết bị như điện thoại đến máy tính bảng, máy tính xách tay, TV và luôn cả máy tính để bàn nữa.
Ví dụ, tuỳ thuộc vào sự trung thành đối với thương hiệu của bạn, TV sẽ phát các quảng cáo liên quan đến thương hiệu đó với tần suất dày đặc. Nếu quảng cáo của Nike được phát trên TV của bạn, sau đó bạn mở điện thoại và thấy quảng cáo của Nike xuất thiện trên Google hoặc Facebook thì cũng đừng có ngạc nhiên quá nhé.

Google theo dõi thông tin cá nhân phục vụ quảng cáo

Mặc dù, mọi khía cạnh trong cuộc sống ta đều được giám sát, nhưng lại có rất ít thông tin cho ta biết về những gì thực sự đang xảy ra.
Nếu bạn là người thuộc tuýp mua sắm hàng ngày, các nhà quảng cáo sẽ biết điều đó. Và họ sẽ cho xuất hiện các quảng cáo dành cho những người như bạn, như tai nghe, túi đựng laptop bằng da, khăn tay, và mặt hàng đang hot nhất hiện nay – khẩu trang,… Vậy tại sao các nhà quảng cáo lại biết bạn là kiểu người như vậy? Dễ thôi, họ dựa vào tần suất bạn xuất hiện ở các cửa hàng tiện lợi, các khu mau sắm, số link sản phẩm bạn nhấp hàng ngày, số sản phẩm bạn mua trong một ngày, từ đó kết luận bạn đang quan tâm các sản phẩm nào nhất.
Khi bạn tìm kiếm một sản phẩm và đi vào một cửa hàng. Google đã sử dụng dữ liệu của GPS trên điện thoại của bạn để kết nối tới các nhà quảng cáo có trong cửa hàng bạn đang đứng.
Để cung cấp cho các nhà quảng cáo thông tin chi tiết hơn về giao dịch mua hàng tại cửa hàng đó, Google sẽ phải trả hàng triệu đô la để có được dữ liệu thẻ tín dụng Mastercard của bạn. Nếu bạn không tin, thì Google đã thừa nhận họ có quyền truy cập vào khoảng 70 phần trăm doanh nghiệp có thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trên lãnh thổ Hoa Kỳ thông qua quan hệ của cac bên thứ ba.
Quay trở lại tháng 12 năm 2008, Hal Roberts, một thành viên của Trung Tâm Internet và Xã hội Berkman Klein tại Harvard, đã ví Quảng cáo Google như một hình thức giám sát toàn diện đúng nghĩa. Roberts mô tả Google là một hệ thống thông minh tập thể, cùng với các nhà quảng cáo, đang ngày đêm tích cực khai thác dữ liệu của bạn.
Nhưng không giống với các hình thức giám sát khác, Google không thể giết bạn hoặc tống bạn vào tù.
Quảng cáo Google bị giám sát vì việc khai thông tin vô vùng triệt để, Roberts nói, rất khó để phát hiện điều này ở cấp độ cá nhân. Nhưng ông cũng cho biết, nó đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra các diễn ngôn xã hội trực tuyến. Và 10 năm sau, việc khai thác trên Google Ads thậm chí còn khó phát hiện hơn.

Google thu thập luôn cả thông tin cá nhân nhạy cảm của bạn

Mọi người thú nhận với Google những điều mà đáng lẽ ra họ phải nói với vợ/chồng, bác sĩ hoặc bạn bè của họ.

Post a Comment

أحدث أقدم